Ung thư dạ dày là một loại bệnh ác tính, dễ di căn và tỉ lệ tử vong cao. Bệnh có thể xuất hiện cả ở nam và nữ giới. Điều khó là bệnh ở giai đoạn đầu lại không có nhiều dấu hiệu rõ ràng thường bệnh nhân phát hiện bệnh là khi ở giai đoạn tiến triển hoặc di căn.
Làm thế nào để nhận biết bệnh ung thư dạ dày? Nếu mắc bệnh thì sống được bao lâu? Nhà thuốc An Tâm sẽ giải đáp thắc mắc của quý đọc giả.
1. Bệnh ung thư dạ dày là gì?
Bệnh ung thư dạ dày được hình thành khi xuất hiện tình trạng phát triển khối u ác tính trong dạ dày. Bệnh được xếp vào bệnh lý ác tính do tỷ lệ tử vong của người mắc bệnh rất cao.
Bên cạnh đó khối u dạ dày lại dễ dàng di căn đến các cơ quan khác của thể khiến cho quá trình điều trị và hồi phụ gặp nhiều trở ngại.

2. Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày
Hiện chưa có nhiều thông tin rõ ràng về đâu là nguyên nhân chính xác khiến bạn mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên một số yêu cố đã được xác nhận là liên quan đến bệnh lý nguy hiểm này:
Các tổn thương tiền ung thư: Viêm dạ dày mãn tính kéo dài nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm teo mãn tính niêm mạc dạ dày. Tiếp theo các các biến đổi dị sản của tế bào, rồi các biến đổi loạn sản từ mức độ nhẹ, vừa đến nặng. Loạn sản kéo dài cuối cùng dẫn đến ung thư dạ dày.
Thói quen sinh hoạt: Ăn các loại thức ăn có chứa Nitrat như thịt cá ướp muối, rau dưa muối, thịt nướng, thịt hun khói.. làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Béo phì: người béo phì dễ bị mắc ung thư dạ dày hơn người bình thường.
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): được coi là một nguyên nhân gây ung thư dạ dày. HP làm viêm teo đét niêm mạc dạ dày mãn tính, gây nên các tổn thương tiền ung thư.
Di truyền: Ung thư dạ dày liên quan tới một số hội chứng di truyền, người thân có mắc bệnh này.
3. Triệu chứng và Dấu hiệu
Theo bác sĩ Trần Ngọc Anh – hiện đang công tác tại nhà thuốc An Tâm cho biết. Ở giai đoạn đầu ( giai đoạn 0 – 1) bệnh gần như không có bất kỳ triệu chứng nào, thường bao gồm chứng khó tiêu gợi ý loét dạ dày tá tràng.
Khi bệnh đã diễn biến nặng hơn sẽ có một số dấu hiệu ung thư dạ dày dần rõ ràng hơn như:
- Cảm giác nhanh no (đầy bụng sau khi ăn một lượng nhỏ) có thể xảy ra nếu ung thư gây hẹp môn vị hoặc dạ dày giảm, mất nhu động.
- Khó nuốt có thể xảy ra khi ung thư ở vùng tâm vị của dạ dày cản trở đường ra của thực quản.
- Mệt mỏi, sụt cân thường do ăn kém.
- Nôn máu hoặc đi ngoài phân đen.

Ở giai đoạn muộn, các bất thường bao gồm khối u thượng vị; các hạch bạch huyết vùng rốn, thượng đòn trái hoặc hạch nách trái; gan to; và khối u buồng trứng hoặc trực tràng. Các tổn thương ở phổi, hệ thần kinh trung ương và xương có thể xảy ra.
Giai đoạn phát triển của ung thư dạ dày
Bác sĩ Trần Ngọc Anh cũng cho biết Ung thư dạ dày trải qua 5 giai đoạn chính, gồm:
- Giai đoạn 0 (còn gọi là giai đoạn sớm): Tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày nhưng chưa lây lan ra các cơ quan khác. Giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện các triệu chứng bệnh ung thư dạ dày.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc dạ dày. Ở giai đoạn 2 bắt đầu xuất hiện một vài biểu hiện rõ rệt hơn: đau bụng, buồn nôn….
- Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã bắt đầu lan ra hạch bạch huyết và các cơ quan khác trong cơ thể.
- Giai đoạn 4 (giai đoạn di căn): Tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể. Tỷ lệ tử vong cao.
Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày
Việc điều trị ung thư dạ dày vô cùng khó khăn và phức tạp. Bác sĩ điều trị sẽ có phác đồ điều trị rõ ràng dành cho từng bệnh nhân và giai đoạn tiến triển của bệnh. Có thể đơn trị liệu hoặc kết hợp nhiều phương pháp trị liệu khác nhau.
Phẫu thuật
Phẫu thuật có thể được áp dụng trong ung thư dạ dày giai đoạn sớm. Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Khi ung thư dạ dày ở vào các giai đoạn tiến triển, bệnh nhân vẫn có thể được tư vấn thực hiện phẫu thuật để làm giảm các biến chứng như tắc nghẽn dạ dày hoặc chảy máu do ung thư.
Xạ trị
Xạ trị sẽ được áp dụng sau khi phẫu thuật với mục đích tiêu diệt mọi tế bào ung thư còn sót lại chưa được cắt bỏ trong quá trình phẫu thuật. Ở những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển, xạ trị có thể có tác dụng làm giảm tắc nghẽn dạ dày.
Phương pháp này còn được sử dụng để cầm máu trong trường hợp chảy máu do ung thư và không thể phẫu thuật.
Hóa trị
Hóa trị là phương pháp sử dụng thuốc giúp tiêu diệt tế bào ung thư và thu nhỏ kích thước u. Hóa trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị sau phẫu thuật.
Hóa trị giúp làm giảm các triệu chứng hoặc kéo dài tuổi thọ cho những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển nhưng không thể tiến hành phẫu thuật.
Liệu pháp nhắm đích
Một số bệnh nhân ung thư dạ dày bị dư thừa một loại protein thúc đẩy tăng trưởng có tên là HER2 trên bề mặt tế bào ung thư. Các u có nồng độ HER2 gia tăng được gọi là dương tính với HER2.
Trastuzumab (Herceptin) là một loại kháng thể nhân tạo nhằm vào protein HER2. Thuốc này khi sử dụng kết hợp với hóa trị có thể giúp những bệnh nhân mắc ung thư dạ dày tiến triển, dương tính với HER2 sống lâu hơn so với khi chỉ dùng hóa trị đơn độc.
Ung thư dạ dày sống được bao lâu?
Các theo dõi cho biết trong 5 năm đầu của ung thư dạ dày tỉ lệ tử vong lên đến 95%. Thời gian sống thêm ước tính cho các bệnh nhân ung thư dạ dày:
- Giai đoạn I: 80% bệnh nhân sống thêm ít nhất 5 năm nếu được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, khi khối u chưa xâm lấn, di căn.
- Giai đoạn 2: cơ hội sống thêm sau 5 năm của bệnh nhân khoảng 56%.
- Giai đoạn 3: cơ hội sống thêm sau 5 năm dao động từ 15% đến 38% tùy thể trạng và mức độ bệnh.
Mặc dù bệnh được điều trị tốt ở giai đoạn đầu, tuy nhiên đa phần (khoảng 80%) bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn muộn gây khó khăn cho điều trị và cơ hội sống thấp, phần lớn tử vong trong 5 năm đầu.
Bên trên là các thông tin bạn cần biết về bệnh ung thư dạ dày vô cùng nguy hiểm này. Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ đến Nhà thuốc An Tâm để được giải đáp.
Thông tin liên hệ